Thời tiết thay đổi thất thường làm cho cả người lớn và trẻ nhỏ bị ho. Khi bị ho do thay đổi thời tiết, trước khi dùng đến thuốc, hãy luôn thử các phương pháp tự nhiên trước bạn nhé! Baniikun xin chia sẻ một số loại trái cây giúp giảm ho ngay sau đây.
Xem thêm : 100g Khoai lang bao nhiêu calo? “Mẹo” giảm cân cùng khoai lang
1. QUẢ QUẤT (TẮC) Quả quất (ở miền Nam gọi là trái tắc), có vị chua ngọt, tính mát có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm… Nghiên cứu khoa học cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng virus. Cách dùng: – Quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống: Quất rửa sạch, để ráo, dùng tăm đâm vài lỗ. Sau đó ngâm trong nước pha với muối 2 tiếng. Sau đó, cho một lớp muối dày, một lớp quất, xếp vào hũ. Thỉnh thoảng bỏ ra ngậm khi bị ho. – Ngâm với mật ong: Lấy quất rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, cắt quất thành từng miếng mỏng và bỏ hạt. Hoặc có thể để cả quả rồi khứa viền quanh cũng được. Sau đó, xếp từng lát quất vào lọ thủy tinh, xen kẽ giữa các lớp quất và mật ong sao cho mật ong phủ kín quất. Sau vài ngày quất sẽ ra nước hòa quyện với mật ong, có thể dùng được. – Hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống: Với trẻ dưới 1 tuổi dùng đường phèn thay mật ong. Lấy khoảng 5-7 quả quất, đường phèn 3-4 muỗng. Quất rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt, xếp vào dĩa chưng với đường, chưng trong vòng 30 phút. Để tăng thêm công hiệu, có thể hấp quất và mật ong cùng với hoa hồng bạch 5g, hạt chanh 5g hoặc lá hẹ 5g hoặc xuyên bối mẫu 3g tán vụn hoặc hoa đu đủ đực 8g. Phương pháp này an toàn ngay cả với bà bầu.
2. CHANH ĐÀO Trong Đông y, chanh đào thường dùng để chữa ho, long đờm. Cách dùng: – Phương pháp chế biến chanh đào cũng tương tự như quả quất như ngâm muối, hấp, chưng với mật ong, đường phèn. Ví dụ: Chanh đào ngâm mật ong: 1kg chanh đào sẽ ngâm chung với 1 lít mật ong và 800g đường phèn. Rửa sạch chanh, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Cắt chanh thành lát mỏng, để cả hột, để một lớp chanh, một lớp đường phèn đập nhỏ. Cuối cùng đổ mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống, đậy kín nắp, để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.
3. PHẬT THỦ Đây là loại quả có công dụng tốt cho chữa ho nhưng không phải ai cũng biết. Cách dùng: Quả Phật thủ ngâm với nước muối, rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy (hoặc hấp nồi cơm) từ 30-45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho cho bé dễ uống. Lưu ý: Quả này không thể ăn trực tiếp mà phải qua chế biến.
Xem thêm : Cách Làm Bún Thịt Nướng Ngon, Đậm Đà, Đơn Giản
4. QUẢ LÊ Theo Đông y, lê vị ngọt, hơi chua, tính hàn, vào các kinh phế và vị, có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho, giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản… Cách dùng: Ngoài ăn trực tiếp, lê còn có thể dùng phương pháp chưng như quả quất, chanh đào. Lưu ý: Người bị bệnh dạ dày không nên ăn lê khi bụng đói. Bởi vì trong nhựa trong lê có thể kết hợp với axit dạ dày lúc dạ dày trống rỗng, tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan, gây tắc ruột, táo bón.
Để phòng và tránh bị ho do thay đổi thời tiết, mọi người nên giữ ấm cơ thể, súc miệng bằng nước muối. Nếu bị ho kéo dài thì nên đến bác sĩ để các vấn đề tránh nghiêm trọng hơn. (Theo suckhoegiadinh)
Baniikun là siro ho được chiết xuất từ tần dày lá, cam thảo nhập khẩu từ Nhật Bản, núc nác, trần bì, tinh dầu tràm giúp giảm ho, giảm đau rát họng, thông thoáng đường hô hấp khi bị viêm họng, viêm phế quản. Baniikun phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh và được bán ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
Nguồn: https://asec.edu.vn
Danh mục: Bếp Nhà