• Tiếng Việt

Các Tài Nguyên Học Tập và Thông Tin Quan Trọng Cho Sinh Viên ASEC

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Công Nghệ
  • Giáo Dục
    • Tiếng Anh
    • Văn
    • Hóa
  • Ẩm thực
You are here: Home / Giáo Dục / Hóa / 13 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác

13 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác

Tháng Chín 20, 2023 Tháng Chín 20, 2023 admin

Video cân bằng phương trình hoá học

Cân bằng phương trình hóa học là một bước quan trọng khi giải các bài toán liên quan đến phản ứng hóa học. Nhưng thực tế lại có nhiều em học sinh ngán ngẩm vì phải cân bằng phương trình hóa học trong quá trình làm bài. Để việc giải các bài tập trở nên dễ dàng hơn, các em hãy tham khảo ngay 13 cách cân bằng phương trình hóa học nhanh chóng và chính xác qua bài viết sau từ Marathon Education.

Có thể bạn quan tâm
  • Công thức Lewis biểu diễn cấu tạo của NO2 là
  • C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O
  • Potassium Sulfite – K2SO3, 10117-38-1
  • C2H6 + Cl2 → HCl + C2H5Cl

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: 13 Cách Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Nhanh Và Chính Xác

  • Cân Bằng Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Hóa 10 Về Cân Bằng Hóa Học
  • Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Và 5 Cách Cân Bằng Đơn Giản

Cân bằng phương trình hóa học là gì?

Phương trình hóa học được dùng để biểu diễn một phản ứng hóa học. Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước khi tham gia phản ứng sẽ bằng số nguyên tử sau khi tham gia phản ứng. Vì vậy, chúng ta cần phải cân bằng phương trình hóa học. Từ một phương trình hóa học đã được cân bằng, ta có thể nhận biết được số lượng các chất phản ứng, chất sản phẩm cũng như tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất.

Cách 1: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tử nguyên tố

Đây là cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản nhất mà các em có thể dễ dàng áp dụng. Nếu làm nhiều, các em có thể chỉ nhìn là biết được đáp án với cách cân bằng này.

Các bước cân bằng theo nguyên tử nguyên tố gồm:

  • Bước 1: Viết lại phương trình dưới dạng nguyên tử riêng biệt như H2, O2,…
  • Bước 2: Lập luận số nguyên tử theo thành phần của chất sản phẩm
  • Bước 3: Viết lại đúng bản chất của các chất tham gia

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học sau: P + O2 → P2O5

  • Ta viết: P + O → P2O5.
  • Lập luận: Để tạo thành 1 phân tử P2O5, ta cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O, do đó 2P + 5O → P2O5.
  • Phân tích: Phân tử oxi luôn tồn tại gồm 2 nguyên tử, nếu ta lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số nguyên tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức là 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5.
  • Cuối cùng, ta có:

4P + 5O2 → 2P2O5.

Cách 2: Cân bằng PTHH bằng phương pháp chẵn – lẻ

Có thể thấy, nếu một phương trình đã được cân bằng thì tổng số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái sẽ bằng với vế phải. Chính vì vậy, nếu số nguyên tử nguyên tố này ở vế trái là số chẵn thì tổng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải cũng là số chẵn. Khi đó, nếu số nguyên tử nguyên tố ở vế trái là số lẻ thì số nguyên tử nguyên tố bên vế trái phải được nhân đôi lên. Sau đó, ta sẽ cân bằng tiếp các hệ số còn lại.

Ví dụ: Cân bằng phương trình: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2

  • Xét thấy, ở vế trái hiện đang có 2 nguyên tử oxi, tức là nguyên tử O2 luôn chẵn với bất kỳ hệ số nào. Trong khi ở vế phải, oxi trong SO2 chẵn nhưng trong F2O3 thì lẻ, do đó chúng ta cần nhân đôi số nguyên tử oxi trong Fe2O3 lên.
  • Sau đó, cân bằng thêm các hệ số còn lại, ta được:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 11O2

Cách 3: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học dựa trên nguyên tố chung nhất

Cách cân bằng phương trình hóa học này cũng rất dễ áp dụng, các em sẽ bắt đầu cân bằng hệ số của phân tử có chứa nguyên tố xuất hiện nhiều nhất trong phản ứng, sau đó cân bằng các hệ số còn lại.

Tham Khảo Thêm:  Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

Ví dụ: Cân bằng phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

  • Ta thấy, trong phản ứng trên, nguyên tố xuất hiện nhiều nhất là nguyên tố oxi, do vậy ta sẽ bắt đầu cân bằng số các nguyên tử oxi trước. Vế trái hiện có 3 nguyên tử oxi, vế phải có 8 nên ta sẽ lấy bội chung của 3 và 8 là 24, suy ra hệ số của HNO3 là 24÷3 = 8.
  • Kế đến, tiến hành cân bằng các hệ số còn lại của phương trình, ta được:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Cách 4: Phương pháp cân bằng PTHH theo nguyên tố tiêu biểu

Để có thể cân bằng phương trình hóa học theo cách này, các em cần nắm được thế nào là nguyên tố tiêu biểu. Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có những đặc điểm sau:

  • Có mặt ít nhất trong phương trình phản ứng
  • Có liên quan giá tiếp đến nhiều chất trong phản ứng
  • Số nguyên tử chưa cân bằng

Phương pháp cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tố tiêu biểu thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu dựa theo các đặc điểm trên
  • Bước 2: Bắt đầu cân bằng nguyên tố tiêu biểu trước
  • Bước 3: Cân bằng các nguyên tố còn lại

Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O

  • Ta chọn nguyên tố tiêu biểu trong phản ứng là oxi.
  • Bắt đầu cân bằng nguyên tố oxi: Xét thấy vế trái có 4O, vế phải có 1O, do vậy ta lấy bội chung là 4, hệ số cân bằng lúc này là KMnO4 → 4H2O.
  • Tiếp đến, xem xét và cân bằng các phân tử còn lại, ta được:

Cách 5: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của chất hữu cơ

Với các phản ứng cháy của hidrocacbon, cách cân bằng phương trình hóa học được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cân bằng nguyên tố H bằng cách lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả là số lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu là số chẵn thì giữ nguyên
  • Bước 2: Tiếp đến là cân bằng nguyên tố C
  • Bước 3: Cân bằng nguyên tố O

Ví dụ: Cân bằng PTHH sau: C2H6 + O2 → CO2 + H2O

Cách 6: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào phản ứng cháy của hợp chất chứa O

Đối với phản ứng cháy của hợp chất chứa oxi, ta thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Cân bằng nguyên tố C
  • Bước 2: Cân bằng nguyên tố H
  • Bước 3: Cân bằng nguyên tố O bằng cách lấy tổng số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ cho số nguyên tử O có trong hợp chất; tiếp theo, đem chia đôi để được hệ số của phân tử O2, nếu hệ số là số lẻ thì nhân các hệ số ở cả hai vế cho 2

Cách 7: Phương pháp cân bằng PTHH dựa vào bản chất hóa học của phản ứng

Dựa vào bản chất hóa học của phản ứng, ta có thể cân bằng được phương trình một cách nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ: Cân bằng phương trình: Fe2O3 + CO → Fe + CO2

  • Trong phản ứng này, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi, như vậy trong phân tử Fe2O3 có 3 nguyên tử oxi đã đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO2. Do đó, ta cần thêm hệ số 3 trước phân tử CO và CO2, tiếp theo là hệ số 2 trước Fe.
  • Cuối cùng, ta được phương trình:

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

Cách 8: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học theo trình tự kim loại – phi kim

Một cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản mà các em có thể dễ dàng thực hiện là cân bằng theo trình tự kim loại → phi kim → hidro → oxi

Tham Khảo Thêm:  Glucozơ: Lý Thuyết Tính Chất Vật Lý, Hóa Học Và Ứng Dụng

Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng: CuFeS2 + O2 → CuO + Fe2O3 + SO2

  • Ta thấy, nguyên tử Cu đã cân bằng 2 vế nên sẽ bắt đầu cân bằng kim loại Fe, tiêp theo cân bằng lại Cu, S rồi tới O.
  • Sau đó nhân đôi hệ số, ta được phương trình như sau:

4CuFeS2 + 13O2 → 4CuO + 2Fe2O3 + 8SO2

Cách 9: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng hóa trị tác dụng

Phương pháp hóa trị tác dụng được sử dụng để cân bằng phương trình hóa học dựa trên hóa trị của các nguyên tố trong chất tham gia và chất sản phẩm. Đây là phương pháp cơ bản nhất, có thể được sử dụng để cân bằng hầu hết các phương trình đơn giản. Các em hãy làm theo 4 bước sau:

Bước 1: Xác định hóa trị của từng nguyên tố và nhóm nguyên tử.

Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất các hóa trị này.

Bước 3: Tìm hệ số tương ứng.

Bước 4: Thay vào phương trình hoá học.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hoá học sau

Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng: Ba(II) – Cl(I) – Fe(III) – SO4(II)

Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của hóa trị tác dụng: 6

Bước 3: Tìm hệ số tương ứng:

Bước 4: Thay vào phương trình hoá học

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Bảng Hóa Trị Các Nguyên Tố Hóa Học Và Bài Ca Hóa Trị

chương trình học thử

Cách 10: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng hệ số phân số

Xem thêm : Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O

Các bước để cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp hệ số phân số:

Bước 1: Thay các hệ số vào phương trình hoá học sao cho thoả điều kiện số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phương trình bằng nhau, không phân biệt phân số hay số nguyên.

Bước 2: Khử mẫu số bằng cách nhân mẫu số chung ở tất cả các hệ số.

Ví dụ: Cân bằng phương trình:

Bước 1: Đặt hệ số để cân bằng:

Bước 2: Khử các phân số bằng cách nhân hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất:

Cách 11: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng đại số

Phương pháp đại số thường được dùng để cân bằng những phương trình hóa học phức tạp mà không thể áp dụng được hai phương pháp đã được đề cập ở trên. Để thực hiện phương pháp này, các em làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Đặt ẩn cho các hệ số.

Bước 2: Cân bằng và lập phương trình đại số dựa trên định luật bảo toàn khối lượng.

Bước 3: Chọn một nghiệm bất kỳ, sau đó suy ra các ẩn còn lại bằng cách giải hệ phương trình.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hoá học:

Bước 1: Đặt ẩn cho các hệ số.

Gọi a, b, c, d, e là các hệ số cần tìm:

+ Xét nguyên tử Cu: a = c (1)

+ Xét nguyên tử H: b = 2e (2)

+ Xét nguyên tử N: b = 2c + d (3)

+ Xét nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)

Bước 2: Cân bằng và lập phương trình đại số dựa trên định luật bảo toàn khối lượng.

Bước 3: Chọn một nghiệm bất kỳ, sau đó suy ra các ẩn còn lại bằng cách giải hệ phương trình.

Để ẩn b là số nguyên thì c phải chia hết cho 3. Thông thường, các em sẽ chọn nghiệm sao cho hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất.

Chọn c = 3, từ đó tính ra: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4.

Cách 12: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng cân bằng electron

Phương pháp cân bằng electron thường được áp dụng cho các phản ứng oxi hóa – khử. Phương pháp được tạo ra dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron mà chất khử cho phải bằng tổng số electron mà chất oxi hóa nhận.

Tham Khảo Thêm:  Al(OH)3 kết tủa màu gì? Có tan trong nước, tan trong axit không?

Các bước cân bằng phương trình bằng phương pháp cân bằng electron:

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

Bước 2: Thăng bằng electron.

Bước 3: Đặt hệ số tìm được vào phản ứng và tìm ra các hệ số còn lại.

Ví dụ:

Bước 1: Xác định sự thay đổi số oxi hóa.

Fe+2 -> Fe+3

S-2 -> S+6

N+5 -> N+1

Bước 2: Thăng bằng electron.

Fe+2 → Fe+3 + 1e

S-2 → S+6 + 8e

FeS → Fe+3 + S. + 9e

2N+5 + 8e → 2N+1

Xem thêm :

→ 8FeS và 9N2O

Bước 3: Đặt hệ số tìm được vào phản ứng và tìm ra các hệ số còn lại.

Cách 13: Phương pháp cân bằng phương trình hóa học bằng cân bằng ion – electron

Bản chất của phương pháp cân bằng ion – electron dựa trên sự cân bằng khối lượng và cân bằng điện tích giữa các chất tham gia phản ứng. Phương pháp này được sử dụng nhiều để cân bằng phương trình diễn ra trong môi trường axit, bazơ hoặc là nước. Các em thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Xác định nguyên tố thay đổi số oxi hóa và viết các bán phản ứng oxi hóa – khử.

Bước 2: Cân bằng bán phản ứng.

Bước 3: Nhân hai phương trình với hệ số tương ứng để thăng bằng electron.

Bước 4: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách cộng gộp hai bán phản ứng.

Bước 5: Cân bằng phương trình hóa học dựa trên hệ số của phương trình ion.

Ví dụ: Cân bằng phương trình:

Bước 1: Xác định nguyên tố thay đổi số oxi hóa và viết các bán phản ứng oxi hóa – khử.

Cu + H+ + NO3- → Cu2+ + 2NO3- + NO + H2O

Cu0 → Cu2+

NO → NO3-

Bước 2: Cân bằng bán phản ứng.

Cu → Cu2+ + 2e

NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

Bước 3: Nhân hai phương trình với hệ số tương ứng để thăng bằng electron.

3 x Cu → Cu2+ + 2e

2 x NO3- + 4H+ + 3e → NO + 2H2O

Bước 4: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách cộng gộp hai bán phản ứng.

Bước 5: Cân bằng phương trình hóa học dựa trên hệ số của phương trình ion.

Bài tập cân bằng phương trình hóa học

Dạng 1: Cân bằng phương trình hóa học cơ bản

Cân bằng các phương trình hóa học sau:

  • P + O2 → P2O5
  • NO2 + O2 + H2O → HNO3
  • Fe2O3 + H2 → Fe + H2O

Đáp án:

  • 4P + 5O2 → 2P2O5
  • 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
  • Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Dạng 2: Cân bằng phương trình và cho biết số phân tử của các chất sau phản ứng

Cho phương trình: HgO → Hg + O2

Đáp án:

2HgO → 2Hg + O2

Ta có được tỉ lệ:

Số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 = 2 : 2 : 1 (Oxi phải ở dạng phân tử O2)

Dạng 3: Cân bằng phương trình hóa học có chứa ẩn

Cân bằng các phương trình hóa học sau:

  • Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
  • FexOy+ H2 → Fe + H2O

Đáp án:

  • FexOy + yH2 → xFe + yH2O
  • (5x – 2y) Fe3O4 + (46x – 18y) HNO3 → 3(5x – 2y) Fe(NO3)3 + NxOy + (23x – 9y)H2O

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Trên đây là 13 cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản nhất mà Marathon Education muốn chia sẻ đến các em. Bằng cách nắm vững các lý thuyết về nguyên tử, nguyên tố cũng như cách nhận biết kim loại, phi kim các em sẽ dễ dàng cân bằng được nhiều dạng phương trình phản ứng khác nhau.

Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử sắp tới!

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

Nguồn: https://asec.edu.vn
Danh mục: Hóa

Bài viết liên quan

Impressum
The formation and antibacterial activity of Zn/ZnO nanoparticle produced in Pometia pinnata leaf extract solution using a laser ablation technique
Al + HCl → AlCl3 + H2
Al + HCl → AlCl3 + H2
Chất kết tủa và cách nhận biết các chất kết tủa qua màu sắc
Chất kết tủa và cách nhận biết các chất kết tủa qua màu sắc
Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Silbernitrat 0.0282 M AgNO3 (1 ml = 1 mg Cl) ≥99,5% volumetrische Lösung, Fluka™
Einführung Redoxreaktionen
C2H6 + Cl2 → HCl + C2H5Cl
C2H6 + Cl2 → HCl + C2H5Cl

Chuyên mục: Hóa

728x90-ads

Previous Post: « Tuổi Bình Dần 1986 Hợp Màu Gì Năm 2023?
Next Post: Top 7 chiếc laptop cấu hình khủng 2022 trên thị trường »

Primary Sidebar

Recent Posts

  • Món Ngon Gò Vấp – Bí Mật Ẩm Thực Khu Phố Đầy Màu Sắc
  • Món Ngon Vũng Tàu – Hành trình ẩm thực ven biển
  • Cùng trở về một tuổi thơ dữ dội cùng với “5 Anh em siêu nhân”
  • 6 cách sửa lỗi cuộn chuột không hoạt động trên Windows 10
  • Lý do tuyệt vời bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày

Bài viết nổi bật

Món Ngon Gò Vấp – Bí Mật Ẩm Thực Khu Phố Đầy Màu Sắc

Tháng Chín 22, 2023

Món Ngon Vũng Tàu – Hành trình ẩm thực ven biển

Tháng Chín 22, 2023

Cùng trở về một tuổi thơ dữ dội cùng với “5 Anh em siêu nhân”

Tháng Chín 22, 2023

6 cách sửa lỗi cuộn chuột không hoạt động trên Windows 10

6 cách sửa lỗi cuộn chuột không hoạt động trên Windows 10

Tháng Chín 22, 2023

Lý do tuyệt vời bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày

Lý do tuyệt vời bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày

Tháng Chín 22, 2023

[Hé lộ] Mệnh Thủy mua xe màu gì để phát tài, phát lộc tốt?

[Hé lộ] Mệnh Thủy mua xe màu gì để phát tài, phát lộc tốt?

Tháng Chín 22, 2023

Xem Tuổi Nam 1994 lấy vợ tuổi nào thì hợp? Nên kết hôn năm bao nhiêu tuổi?

Xem Tuổi Nam 1994 lấy vợ tuổi nào thì hợp? Nên kết hôn năm bao nhiêu tuổi?

Tháng Chín 22, 2023

Impressum

Tháng Chín 22, 2023

Những bài thơ hay ngày  20-11 dành tặng thầy cô

Những bài thơ hay ngày 20-11 dành tặng thầy cô

Tháng Chín 22, 2023

Từ vựng tiếng Anh lớp 7 Global Success cả năm

Tháng Chín 22, 2023

Trung Tâm Anh ngữ ACET

Tháng Chín 22, 2023

1987 mệnh gì? Hợp với tuổi nào, màu nào, hợp với ai?

1987 mệnh gì? Hợp với tuổi nào, màu nào, hợp với ai?

Tháng Chín 22, 2023

Hà Nội cho học sinh nghỉ Tết 8 ngày

Tháng Chín 22, 2023

Bộ đề thi học sinh giỏi Toán lớp 4 có đáp án

Bộ đề thi học sinh giỏi Toán lớp 4 có đáp án

Tháng Chín 22, 2023

5 KÌ THI TIẾNG ANH QUỐC TẾ PHỔ BIẾN NHẤT (TOEIC, IELTS, SAT, GMAT, TOEFL iBT)

Tháng Chín 22, 2023

100 Hình ảnh buồn về đêm, ảnh tâm trạng buồn không ngủ được

100 Hình ảnh buồn về đêm, ảnh tâm trạng buồn không ngủ được

Tháng Chín 22, 2023

Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Tháng Chín 22, 2023

Hướng dẫn cách chia cột trong Word đơn giản, nhanh chóng

Tháng Chín 22, 2023

Cách tắt chế độ im lặng trên iPhone cực nhanh cực hiệu quả

Tháng Chín 22, 2023

Cách lấy danh bạ từ Gmail trên điện thoại iPhone hoặc Android

Tháng Chín 22, 2023

Footer

Về chúng tôi

Asec.edu.vn là chuyên trang đào tạo, và chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cũng như chia sẻ kinh nghiệm du học và chính sách du học mới nhất.

Theo Dõi ASEC trên Google New

Địa Chỉ

Địa Chỉ: 348A Trường Chinh, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 72100

Email: [email protected]

Hotline: (028).62676949

Website: www.asec.edu.vn

Thời gian làm việc: 08:00 – 21:00 từ Thứ 2 đến Thứ 7 & 08:00 – 17h30 Chủ Nhật

Hãy Email cho chúng tôi khi bạn cần hợp tác nha!

Map

Bản quyền © 2023